Sử dụng nước vo gạo trong dưỡng da vốn là mẹo quen thuộc. Nhưng loại nước này còn có tác dụng giúp tóc bạn khỏe mạnh và biến đổi ngoạn mục, bất kể bạn có tin hay không.
Từ xa xưa, phụ nữ châu Á đã biết cách dùng nước vo gạo để dưỡng da và chăm sóc tóc. Mẹo dưỡng tóc này bắt nguồn từ thời Heian cổ đại ở Nhật Bản. Các quý bà trong triều dùng loại nước này để nuôi dưỡng mái tóc dài, đẹp rủ xuống tận sàn. Từ đó, nước vo gạo rất được phụ nữ Nhật xem trọng trong nghệ thuật chăm sóc tóc.
Ảnh: Unsplash.
Những phụ nữ Dao đỏ ở làng Huangluo sở hữu mái tóc dài trung bình từ 1,7m đến 2,1m. Ngôi làng này đã từng được Kỷ lục Guiness ghi nhận là “Ngôi làng có nhiều người tóc dài nhất thế giới”. Những người phụ nữ tại ngôi làng này chỉ có thể cắt tóc một lần trong đời. Đó là khi họ qua tuổi 16. Mái tóc sau khi cắt xong được đem cho bà ngoại để làm thành những vật trang trí trên đầu. Sau khi kết hôn, phần tóc này được giao lại cho chú rể. Từ rất lâu, tất cả phụ nữ trong ngôi làng này đã sử dụng nước vo gạo để gội đầu và ủ tóc. Rõ ràng đây chính là bí quyết giúp họ sở hữu mái tóc dài chắc khỏe.
Ở những bài viết trước, Hanayuki đã giới thiệu bạn nhiều phương pháp dưỡng trắng da mặt và toàn thân từ nước vo gạo. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, mời bạn tiếp tục tìm hiểu những bí quyết dưỡng tóc từ loại nước này. Những mẹo sau không những tiện dụng, đỡ tốn kém mà còn hứa hẹn đem lại cho bạn nhiều niềm vui nho nhỏ trong lúc rảnh rỗi.
Tận dụng nước vo gạo mỗi khi nấu cơm để dưỡng tóc là cách chăm sóc tóc thông minh và kinh tế. Ảnh: Unsplash.
Nước vo gạo có màu trắng đục bởi những vi lượng từ gạo. Loại nước này giàu khoáng chất và vitamin. Các nhà khoa học còn phát hiện ra trong nước vo gạp có inositol – một loại carbohydrate. Inositol lưu lại trong tóc ngay cả khi bạn đã xả sạch nước vo gạo khỏi tóc. Thành phần này có khả thẩm thấu vào mái tóc hư tổn và chữa lành chúng từ trong ra ngoài. Thậm chí chất này còn có tác dụng như “lá chắn”, bảo vệ tóc khỏi những hư tổn từ tương lai. Bên cạnh đó, các axit amin trong nước vo gạo cũng giúp củng cố chân tóc, tăng thể tích tóc và làm cho tóc thêm phần sáng bóng, mượt mà.
Nước vo gạo đem lại lợi ích gì cho mái tóc? Ảnh: Femina.
Nước vo gạo thường có độ pH cao hơn độ pH của tóc bạn. Trong khi đó, quá trình lên men giúp làm giảm độ pH có nước vo gạo, đóng các lớp biểu bì tóc, từ đó bảo vệ mái tóc tốt hơn. Nước gạo lên men cũng tăng cường các vitamin và chất dinh dưỡng, giúp nuôi dưỡng nang tóc của bạn. Điều này góp phần thúc đẩy tóc tăng trưởng khỏe mạnh và cải thiện tổng thể tình trạng tóc.
Ảnh: Pexels.
Trong quá trình lên men, một chất gọi là pitera sẽ hình thành trong nước vo gạo. Chất này rất giàu vitamin, khoáng chất, axit amin và axit hữu cơ. Pitera được biết đến với tác dụng thúc đẩy tái tạo tế bào và giữ cho mái tóc của bạn khỏe mạnh. Nước vo gạo lên men có tính axit, giúp phục hồi và cân bằng độ pH của tóc.
Bạn không nên gạn lần nước vo gạo đầu tiên để sử dụng. Bởi lúc này, những chất bẩn trong gạo vẫn còn nhiều. Tốt nhất hãy lấy nước ở lần vo gạo thứ 2, khi nước vẫn còn đục do những vi chất có trong gạo nhưng đã không còn bẩn bởi các tạp chất khác.
Cách lên men nước vo gạo: Cho nước vừa chắt được vào hộp nhựa và đậy nắp lại. Để yên ở nhiệt độ phòng trong 12 đến 24 giờ để nước vo gạo lên men. Tuy nhiên, lưu ý đừng để nước vo gạo quá 24 giờ. Giữ lạnh phần nước vo gạo này nếu bạn chưa dùng tới.
Cách dùng: Khi cần, đổ nước vo gạo đã lên men vào chai nhỏ có vòi xịt. Sau khi gội và xả bằng các sản phẩm chăm sóc tóc quen thuộc, xịt nước vo gạo đã chuẩn bị lên tóc và da đầu. Để yên trong vòng 2 phút sau đó xả sạch lại với nước. Lúc này đây, bạn sẽ thấy tóc mình mềm mượt và bóng khỏe hơn trông thấy.
Hoặc bạn có thể dùng bột mù tạt trộn cùng nước vo gạo đã lên men cho đến khi thành hỗn hợp mịn. Sau đó thêm 1 ít dầu oliu vào và tiếp tục trộn kỹ. Dùng hỗn hợp này như một loại mặt nạ da đầu, tránh đừng để dây hỗn hợp ra tóc. Sau 20 phút, bạn hãy gội sạch tóc và da đầu bằng dầu gội dịu nhẹ.